Thứ Tư, 22 tháng 7, 2015

Hướng đi mới cho bệnh nhân cao huyết áp

Cao huyết áp là một trong những bệnh lý phổ biến ở các nước phát triển, với những nước đang phát triển bệnh có xu hướng ngày càng gia tăng và trở thành một vấn đề sức khỏe cộng đồng nghiêm trọng. Một điều đặc biệt nguy hiểm là những biến chứng đa dạng của bệnh nếu không được phát hiện và xử trí kịp thời thì có thể dẫn đến tử vong.
Hiện nay với sự phát triển của y học hiện đại ngày càng có nhiều nhóm thuốc tân dược với các dạng hoạt chất đơn độc hoặc phối hợp có tác dụng tốt trong điều trị cao huyết áp như nhóm ức chế men chuyển, nhóm chẹn receptor AT1 của angiotensin II, nhóm lợi tiểu, nhóm chẹn kênh Ca2+,… Các nhóm thuốc này hiện được dùng phổ biến và thường xuyên tại hầu hết các quốc gia trên thế giới. Tuy nhiên cao huyết áp là một bệnh lý mạn tính, thường sẽ gắn bó với người bệnh lâu dài, cũng đồng nghĩa với việc bệnh nhân sẽ phải sử dụng các thuốc này suốt đời. Việc sử dụng liên tục các nhóm thuốc trên đặt ra hai vấn đề cần quan tâm là: các tác dụng không mong muốn của thuốc trên bệnh nhân và chi phí cho phòng và điều trị bệnh. Vì vậy, các phương pháp hỗ trợ và thay thế các thuốc hóa dược càng được quan tâm, trong đó phải kể đến vai trò của dược liệu. Một số dược liệu ở Việt Nam đã biết đến trong phòng và điều trị cao huyết áp như hoa hòe, cây dừa cạn, cây cúc hoa… Nhiều nghiên cứu trên thế giới đã đánh giá tác dụng gây hạ huyết áp của dịch chiết hạt cần tây (Apium graveolen, họ Cần – Apiaceae, nghiên cứu của Maryam M.H. và cộng sự  (2013)) và tỏi (Allium sativum, họ Hành – Aliaceae). Kết quả cho thấy việc dùng dịch chiết hai dược liệu này cho tác dụng hạ áp nhanh, mạnh và rõ rệt trong vòng 6 giờ sau khi cho chuột uống, với tỷ lệ giảm huyết áp là 15,83% . Các nghiên cứu này hi vọng sẽ mở ra một hướng đi mới trong công nghiệp chiết xuất để nghiên cứu bào chế các dạng thuốc thích hợp trong phòng và điều trị cao huyết áp.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét