Thứ Tư, 22 tháng 7, 2015

Ăn kiêng cho người bị cao huyết áp

Với những người bị cao huyết áp, ngoài việc dùng thuốc  thì việc lựa chọn và duy trì một chế độ ăn kiêng thích hợp có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Tuy nhiên, bên cạnh các nguyên tắc chung như ăn nhạt, ăn hạn chế mỡ động vật, tăng cường tập luyện thể dục, kiêng rượu bia và các chất kích thích thì  người bệnh thường rất lúng túng và bị động khi chọn các đồ ăn và thức uống cụ thể trong đời sống thường ngày. Dưới đây là một số thực phẩm và chế độ ăn kiêng thích hợp cho những bệnh nhân cao huyết áp:

1. Có chế độ ăn hạn chế muối: nên ăn nhạt vừa phải, lượng muối vừa đủ trong một ngày chỉ nên dao động trong khoảng 5 đến 6 gam (kể cả muối trong thức ăn)

2. Nên ăn hạn chế các chất bột đường, không nên ăn quá nhiều trứng, mỡ và phủ tạng động vật (tim, gan, óc, bầu dục), ăn thêm lạc và vừng. 

3. Nên bỏ rượu bia, cafe, các chất kích thích, tránh stress, căng thẳng quá mức, nên nghỉ ngơi hợp lý, tránh làm việc quá sức.

 4. Nên tăng cường nhiều rau xanh và chất xơ, chú ý vận động thể lực đều đặn hợp lý hàng ngày, giảm béo phì để ngăn ngừa cao huyết áp.

5. Đặc biệt, trong chế độ ăn cho người bị cao huyết áp nên có những thức ăn sau:
- Những thức ăn có nhiều canxi như sữa tách bơ và các chế phẩm của sữa 
- Những thức ăn giàu Kali có nhiều trong rau quả như khoai và đậu đỗ, rau dền, dưa chuột, cải bắp, súp lơ, su hào, carot, xà lách, giá đỗ, cải xoong, chanh, chuối...
- Nên ăn thịt có chứa ít chất béo như thịt bò nạc, thịt gà nạc, cá nạc, thịt thăn lợn, đậu đỗ...

Hướng đi mới cho bệnh cao huyết áp

Cao huyết áp là một bệnh lý phổ biến ở các nước phát triển, với những nước đang phát triển, bệnh có xu hướng ngày càng gia tăng và trở thành một vấn đề sức khỏe cộng đồng nghiêm trọng. Một điều đặc biệt nguy hiểm là những biến chứng đa dạng của bệnh cao huyết áp nếu không được phát hiện và xử trí kịp thời thì có thể dẫn đến tử vong.

Hiện nay với sự phát triển của y học hiện đại, ngày càng có nhiều nhóm thuốc tân dược với các dạng hoạt chất đơn độc hoặc phối hợp có tác dụng tốt trong điều trị cao huyết áp như nhóm ức chế men chuyển, nhóm chẹn receptor AT1 của angiotensin II, nhóm lợi tiểu, nhóm chẹn kênh Canxi... Các nhóm thuốc  này hiện được dùng thường xuyên tại các quốc gia trên thế giới. Tuy nhiên cao huyết áp là một bệnh lý mạn tính, thường sẽ gắn bó với người bệnh lâu dài, cũng đồng nghĩa với việc bệnh nhân sẽ phải sử dụng các thuốc này suốt đời. Việc sử dụng liên tục các nhóm thuốc trên đặt ra hai vấn đề cần quan tâm là các tác dụng không mong muốn của thuốc trên bệnh nhân và chi phí cho phòng và điều trị bệnh. Vì vậy các phương pháp hỗ trợ và thay thế các thuốc hóa dược càng được quan tâm, trong đó phải kể đến vai trò của dược liệu. Một số dược liệu ở Việt Nam đã được biết đến trong phòng và điều trị cao huyết áp như hoa hòe, cây dừa cạn, cây cúc hoa... Nhiều nghiên cứu trên thế giới đã được tiến hành để đánh giá tác dụng hạ huyết áp của dịch chiết hạt cần tây (Apium graveolen, họ Cần - Apiaceae) và dịch chiết tỏi (Allium sativum, họ Hành). Kết quả cho thấy việc dùng dịch chiết hai dược liệu trên cho tác dụng hạ áp nhanh, mạnh và rõ rệt trong vòng 6 giờ sau khi cho chuột cống trắng uống thử nghiệm, với tỉ lệ giảm huyết áp là 15,83%. Các nghiên cứu này hi vọng mở ra một hướng đi mới trong công nghiệp chiết xuất để bào chế các dạng thuốc thích hợp trong phòng và điều trị cao huyết áp.

Hướng đi mới cho bệnh nhân cao huyết áp

Cao huyết áp là một trong những bệnh lý phổ biến ở các nước phát triển, với những nước đang phát triển bệnh có xu hướng ngày càng gia tăng và trở thành một vấn đề sức khỏe cộng đồng nghiêm trọng. Một điều đặc biệt nguy hiểm là những biến chứng đa dạng của bệnh nếu không được phát hiện và xử trí kịp thời thì có thể dẫn đến tử vong.
Hiện nay với sự phát triển của y học hiện đại ngày càng có nhiều nhóm thuốc tân dược với các dạng hoạt chất đơn độc hoặc phối hợp có tác dụng tốt trong điều trị cao huyết áp như nhóm ức chế men chuyển, nhóm chẹn receptor AT1 của angiotensin II, nhóm lợi tiểu, nhóm chẹn kênh Ca2+,… Các nhóm thuốc này hiện được dùng phổ biến và thường xuyên tại hầu hết các quốc gia trên thế giới. Tuy nhiên cao huyết áp là một bệnh lý mạn tính, thường sẽ gắn bó với người bệnh lâu dài, cũng đồng nghĩa với việc bệnh nhân sẽ phải sử dụng các thuốc này suốt đời. Việc sử dụng liên tục các nhóm thuốc trên đặt ra hai vấn đề cần quan tâm là: các tác dụng không mong muốn của thuốc trên bệnh nhân và chi phí cho phòng và điều trị bệnh. Vì vậy, các phương pháp hỗ trợ và thay thế các thuốc hóa dược càng được quan tâm, trong đó phải kể đến vai trò của dược liệu. Một số dược liệu ở Việt Nam đã biết đến trong phòng và điều trị cao huyết áp như hoa hòe, cây dừa cạn, cây cúc hoa… Nhiều nghiên cứu trên thế giới đã đánh giá tác dụng gây hạ huyết áp của dịch chiết hạt cần tây (Apium graveolen, họ Cần – Apiaceae, nghiên cứu của Maryam M.H. và cộng sự  (2013)) và tỏi (Allium sativum, họ Hành – Aliaceae). Kết quả cho thấy việc dùng dịch chiết hai dược liệu này cho tác dụng hạ áp nhanh, mạnh và rõ rệt trong vòng 6 giờ sau khi cho chuột uống, với tỷ lệ giảm huyết áp là 15,83% . Các nghiên cứu này hi vọng sẽ mở ra một hướng đi mới trong công nghiệp chiết xuất để nghiên cứu bào chế các dạng thuốc thích hợp trong phòng và điều trị cao huyết áp.

Thứ Hai, 20 tháng 7, 2015

Chế độ dinh dưỡng hợp lý cho người bị tiểu đường

Cùng với sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế, bệnh tiểuđường không còn là bệnh hiếm gặp hay bệnh của “người giàu” như trước đây nữa, bệnh tiểu đường có thể gặp được ở cả nông thôn, nhưng có thể phòng ngừa và điều trị được bằng cách thay đổi lối sống lành mạnh. Trong đó, việc ăn uống đúng cách là một trong những biện pháp quan trọng nhất. Sau đây là chế độ dinh dưỡng hợp lý mà các nhà nghiên cứu đưa ra dành cho những người bị bệnh tiểu đường:
Đối với thức ăn chứa tinh bột: Nên ăn các loại bánh mì không pha trộn với phụ gia như bánh mì đen, gạo lứt, khoai tây, khoai sọ... lượng tinh bột đưa vào cơ thể người tiểu đường nên bằng khoảng 50-60% người thường với phương thức chế biến chủ yếu là luộc, nướng hoặc hầm chứ không nên chiên xào.


Đối với chất đạm: có thể ăn các loại thịt lợn, thịt bò đã lấy sạch mỡ. Tránh tuyệt đối da gà, da vịt bởi nó có chứa rất nhiều cholesterol, nên ăn cá, trứng sữa, các sản phẩm chế biến từ sữa, đậu...
Đối với chất béo: Phải cố gắng hạn chế mỡ, các bác sĩ khuyến cáo lượng cholesterol đưa vào phải dưới 300mg mỗi ngày và mỡ ăn hàng ngày phải thay bằng các loại dầu thực vật như dầu đậu nành, dầu olive, dầu mè.
Rau, trái cây tươi: nên ăn khoảng 400 gram rau và trái cây tươi mỗi ngày, rau quả tươi vừa có tác dụng chống lão hóa, vừa là thức ăn bổ sung vitamin và muối khoáng tốt nhất. Tuy nhiên, không phải loại trái cây nào cũng tốt, người mắc bệnh tiểu đường  phải tránh các loại trái cây ngọt như nho, xoài, na, nhãn...


Giữ vững chế độ dinh dưỡng trong mỗi bữa ăn và duy trì thời gian ăn đều đặn hàng ngày kết hợp với thể dục thể thao thường xuyên chính là phương pháp điều trị bệnh hiệu quả nhất. Tuy nhiên, chế độ ăn cụ thể phải dựa trên từng bệnh nhân, cân nặng, mức đường huyết, bệnh đã gây ra các biến chứng hay chưa. Do vậy cần tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ để có một chiến lược hợp lý nhất trong phòng ngừa và điều trị bệnh tiểu đường.